► Asen là một á kim gây độc và có nhiều dạng thù hình: màu vàng ( phân tử phi kim ) và một số dạng màu đen và xám ( á kim) chỉ là số ít mà người ta có thể nhìn thấy.
► Asen tồn tại dưới dạng các hợp chất asenua và asenat. Asen và các hợp chất của nó được sử dụng như là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ sâu và trong một loạt kim loại. Tại Việt Nam thì Asen bị nhầm gọi là “Thạch tín” asen trioxit (As2O3), cũng có độc tính ngang asen.
► Asen được chia thành 2 loại: Asen hữu cơ và Asen vô cơ. Trong khi Asen vô cơ có độc tính mạnh – chất gây ung thư nhóm số 1 thì Asen hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên từ phân hủy các loài cá, hải sản, không có độc tính và đào thải nhanh chóng khỏi cơ thể con người.
► Trên thế giới hiện nay có hàng triệu người đang bị nhiễm Asen. Asen là nguy cơ đứng thứ hai nằm trong nước uống có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người ( nó có thể gây từ 0.1 – 0.3%)
► Theo kết quả của đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm Asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục" của Nguyễn Duy Bảo- Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường ( Bộ y tế ) cho thấy tỷ lệ bệnh nhiễm độc Asen mãn tính (mức độ nhẹ) trong cộng đồng dân cư sử dụng nước ô nhiễm Asen để ăn uống tại đây là 1,62%.
► Asen không gây mùi vị khó chịu, không màu, nên không thể phát hiện bằng cảm quan, Asen chỉ được phát hiện qua xét nghiệm. Do đó trên thực tế số trường hợp nhiễm asen có rất nhiều nhưng không biết, không nghĩ đến nên đã bỏ qua, bỏ sót. Asen có thể xâm nhập cơ thể theo 3 đường: hô hấp, da và chủ yếu là tiêu hóa.
► Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ…
Từ lâu, người ta đã biết đến tác hại của việc tiếp xúc với Asen đối với cơ thể con người. Tuy vậy, người ta thường chỉ nghĩ tới nhiễm độc Asen những trường hợp cấp tính, rõ ràng do ăn, uống, hít phải hay tiếp xúc với Asen có liều lượng lớn. Asen khi thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như: gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, gan bàn chân, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan.
► Hàm lượng Asen giới hạn tối đa cho phép là 0.01 mg/l được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2009/BYT.
► Hãy trang bị những thiết bị chất lượng trong gia đình - tiết kiệm - an toàn để xử lý asen trong nước ngầm giúp nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn theo bộ Y tế. (Click xem chi tiết tại đây) Ngoài ra, phương pháp này còn loại bỏ được sắt, mangan, nitrit, vi khuẩn trong nước. Về mặt kinh tế, kỹ thuật, phương pháp này đạt được các yêu cầu: rẻ tiền, đơn giản, rất nhanh, dễ áp dụng với nhiều nguồn nước nhiễm asen ở quy mô các nhà máy nước và hộ gia đình.